MỘT VÀI CÂU CHUYỆN VỀ ZIPPO FAKE
ZIPPO FAKE
Từ năm 1982, nhiều doanh nhân Nhật Bản đã đến Việt Nam để tận hưởng những ngày vui vẻ với các cô gái nóng bỏng ở đây. Một thương gia Trung Quốc có những mối quan hệ mật thiết với Chính quyền Sài Gòn đã dành được những “đặc quyền” để điều khiển hầu hết việc buôn bán bật lửa. Ông ấy đã nhận ra sức hấp dẫn của Zippo tới nhiều
khách du lịch – những người mà đang tìm lấy một vài món đồ độc lạ. Bật lửa nào được khắc những câu càng bựa, càng gắt thì lại được mua càng nhiều. Người Mỹ để lại hàng ngàn chiếc bật lửa còn mới khi họ rút khỏi Việt Nam và ông thương gia người Hoa này đã thu thập chúng qua gia đình và các mối quan hệ của họ. Những máy khắc cũ và máy vẽ truyền (vẽ lại đúng mẫu theo bất cứ tỉ lệ nào) đã được sử dụng để chạm trổ lên cả các chiếc Zippo cũ và mới. Tôi có được bức thư này từ một nhân chứng đầy đam mê với lịch sử Zippo Việt Nam. Sau đây là nguyên văn những gì ông ấy viết :
Những mẫu đã được khắc cho khách du lịch
Vào những năm 90 của thế kỷ 20, du lịch ở Việt Nam phát triển nhanh chóng nhờ vào mối quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ được mở rộng. Cựu chiến binh chính là những người đầu tiên tìm kiếm Zippo Việt Nam như tìm lại một phần ký ức, nhưng quan trọng hơn là tìm lại tuổi thanh xuân của họ. Những tiểu thương trẻ tuổi người Việt ở Sài Gòn nhanh chóng nhận ra sức hút của thị trường kinh doanh này và không lâu sau đó thì Zippo FAKE ra đời. Vàng và đồ trang sức khác được đưa ra để đổi chác thay cho tiền mặt. Và trong những năm sau đó thì chúng được sử dụng để trao đổi, định giá hàng hóa.
CÓ 3 LOẠI ZIPPO FAKE ĐƯỢC KHẮC Ở VIỆT NAM
1) Zippo thật nhưng với ký hiệu, số hiệu giả được khắc thêm sau 1975.
2) Zippo thật với một mã ngày thật (trước 1975) nhưng sau này được khắc thêm một mã ngày mới.
3) Và cuối cùng là Zippo hoàn toàn giả với logo zippo và các ký tự giả được khắc ở đáy và phần ruột.
Để kiểm tra Zippo đó có phải loại thứ nhất hay không, hãy đối chiếu ngày trên Zippo với ngày trong tấm card đính kèm bởi hãng Zippo.
Từ năm 1966 tới năm 1975 (chiến tranh Việt Nam kết thúc vào tháng Tư, 1975), mã quy định có nhiều thay đổi : vào năm 1966, có bốn sọc dọc mỗi bên của logo zippo in nghiêng. Sau đó các sọc này được chuyển về phía bên phải và tiếp đó nữa thì qua bên trái.
Đến năm 1967, bốn sọc nằm bên trái và ba sọc bên phải; tới 1968 thì ba sọc mỗi bên và cho tới 1973 là năm cuối cùng dùng các mã quy định là sọc dọc như vậy. Hộp quẹt từ sau 1973 có một sọc bên trái và bên phải để trống.
Đến năm 1974, mã ký hiệu được chuyển thành gạch xéo; bốn gạch xéo mỗi bên của cái logo in nghiêng và năm 1975 thì chỉ còn ba gạch ở phía bên phải.
Thấy rối chưa? Hãy đọc phần này thật kỹ, rồi so sánh với bảng mộc đáy để thấy rõ được thay đổi của Zippo.
LINK BÀI VIẾT ===> MỘC ĐÁY VÀ NĂM SẢN XUẤT CỦA BẬT LỬA ZIPPO QUA CÁC THỜI KỲ
Mộc đáy của một chiếc bật lửa năm 68.
KIỂM TRA PHẦN RUỘT ZIPPO
Một cách khác để phát hiện ZIPPO FAKE chính là kiểm tra những chữ được khắc trên ruột Zippo. Chỉ có phần mặt được khắc chữ theo hướng nằm ngang (từ miệng tới đáy hộp quẹt).
Ba dòng đầu tiên được khắc: FOR BEST RESULTS USE ZIPPO FLINTS AND FLUID (Hãy sử dụng đá và xăng Zippo để cho kết quả tốt nhất) và phần dưới: ZIPPO MFG, BRADFORD. PA. ZIPPO ® MADE IN U.S.A cũng ở ba dòng khác nhau.
Trên TiKI đã có dịch vụ Giao xăng zippo toàn quốc, Ship xăng Hồ Chí Minh 2 giờ tại:
https://shorten.asia/BwPjnUyx
Tất cả Zippo được sản xuất từ sau tháng 11.1932 có thể đã được khắc ở Việt Nam. Lính Mỹ đã giữ chúng từ Thế Chiến II và từ giai đoạn này, họ khắc tên của mình, tên chiến trận tham gia, thậm chí là cả suy nghĩ lên bật lửa của họ. Hầu hết bật lửa trong chiến tranh Triều Tiên đều được in mã số ngày sản xuất là 2032695 vào đáy. Chúng được sản xuất từ thép mạ crôm thay vì đồng thau mạ crôm.
Bật lửa Zippo năm 1952 (Chiến tranh Triều Tiên)
Từ năm 1955 tới tháng Tám 1967, cụm kí tự PAT. 2517191 được khắc ngay dưới phần logo Zippo dập nghiêng ở đáy của ruột Zippo. Tới năm 1969, khi một loại máy dập mới được giới thiệu và đưa vào sử dụng, phần đáy lõm được khắc sâu hơn và phông của chữ “Z” đã được thay đổi. Đồng thời, kí hiệu bản quyền biểu tượng ‘®’ cũng được chuyển qua gần chữ “O” của “ZIPPO”, phần tim bấc đã khác và lưỡi cam cũng lớn hơn.
Bản sao mới về mộc đáy ( năm 1966). Mẫu in nén ở đáy (mộc đáy năm 1967). Hãy để ý kiểu chữ “Z” như mộc đáy năm 1969.
Mộc đáy năm 1969, bên trên là hàng Fake. Hãy để ý vị trí của biểu tượng bản quyền ‘®’ dưới chữ “O”.
ZIPPO NĂM 67
Hai mộc đáy Zippo ở đây là ví dụ về đồ giả mà bạn có thể thấy hiện nay. Thời gian sản xuất là năm 1967, trước tháng Tám với cái có ghi số, và sau tháng Tám với cái còn lại. Phần đáy được khắc sâu hơn với cái zippo 67 thật. Chuyện khắc sâu như vậy chỉ xảy ra sau khi Zippo đưa vào sử dụng máy dập mới vào năm 1969.
Ở ví dụ hộp quẹt đầu tiên, phần trên của chữ “Z” bắt đầu dưới chữ “R” của “BRADFORD” và dấu phẩy nằm giữa chữ “Z” và “I” của chữ “ZIPPO”. Ở cái thứ hai, biểu tượng ‘®’ nằm dưới chữ “O” của “ZIPPO” như mẫu năm 1969. Chữ “ZIPPO” được in nghiêng nằm ở trung tâm (ở vị trí thấp hơn). Điều này là không thể vì Zippo chỉ khắc chữ số theo khuôn cũ và khuôn cũ thì được sử dụng cho phần đáy vào giữa năm 1969.
Các bạn có thể so sánh với mẫu Zippo thật năm 1967 này.
Mộc đáy zippo 1967 chính hãng để so sánh
Zippo đi vào sử dụng máy sản xuất mới vào năm 1969, điều này làm cho phần đáy của hộp quẹt lõm vào sâu hơn. Zippo cũng thay đổi chứ “Z” trong logo với một cái đuôi chữ “Z” rơi xuống vào phía bên phải. Biểu tượng ‘®’ nằm dưới chữ “O” của “ZIPPO”. Chữ “Z” bắt đầu dưới chữ “R” của “BRADFORD” và logo đã nằm giữa trung tâm.
Mộc đáy zippo 1969 chính hãng
ZIPPO CHÍNH HÃNG VÀ NHỮNG MẪU KHẮC MỚI
Khi lính Mỹ rút khỏi Việt Nam vào tháng Ba năm 1973, họ để lại một số lượng lớn những đồ quân dụng, xe tăng, máy bay, tàu thuyền và tất nhiên là rất nhiều bật lửa zippo. Ở căn cứ Khe Sanh, người Việt đã tìm thấy và đào lên một chiếc xe ủi rất lớn được chôn vùi dưới đường bay.
Tất cả số Zippo tìm thấy đã được làm mới, khắc và rao bán tại nhiều chợ ở Đà Nẵng, Huế hay khu vực người Hoa ở Chợ Lớn, Sài Gòn. Rất khó để xác định loại hàng fake này. Chỉ có loại khắc và phủ màu các hình khắc mới có thể giúp xác định được hàng giả. Không có thợ khắc thời chiến nào lại đi phủ màu các dòng chữ đã khắc trừ khi các hộp quẹt đó còn quá mới, được gửi về Sài Gòn hoặc sây bay Tân Sơn Nhất. Việc phủ màu như vậy cũng khó có thể tồn tại được lâu trong điều kiện chiến tranh.
Cách tốt nhất để nạp lại xăng cho chiếc bật lửa của họ là buộc nó vào một sợi dây rồi nhúng vào thùng xăng của xe tăng, xe Jeep, máy bay, tàu thuyền hay xe tải. Sau những lần như vậy thì chắc chắn phần phủ màu sẽ bị ăn mòn.
Kiểm tra các ký tự được khắc cũng sẽ giúp bạn xác định được nếu chúng được khắc thêm vào sau chiến tranh. Nhiều thợ khắc Việt nghĩ rằng cứ khắc càng nhiều lên toàn bộ vỏ của hộp quẹt thì nó sẽ càng có giá trị. Chính điều này làm lộ ra nếu trên cùng một cái Zippo mà có nhiều phông chữ khác nhau, hay các phần khắc khác nhau về độ sâu, thì chứng tỏ cái hộp quẹt đó là hàng đểu.
Một điều nữa là nhiều câu được khắc theo các sự kiện lịch sử xảy ra. Ví dụ như câu “IF I HAD BEEN AT KENT STATE THERE WOULD HAVE BEEN ONE HELL OF A BODY COUNT” (Nếu tôi ở tiểu bang Kent lúc đó thì sẽ có cả triệu người chết). Ngày 4 tháng Năm, 1970, Vệ binh Quốc gia Hoa Kỳ đã bắn chết bốn học sinh của tiểu bang Kent, bang Ohio trong cuộc biểu tình phản đối chiến tranh. Những chiếc Zippo của năm 67 hay 68 mà có dòng chữ này thì chắc chắn là đã được khắc thêm sau đó.
Mẫu khắc năm 67-68 ở mặt sau Zippo
Một cách khác là xác định mối liên hệ giữa ngày tháng, địa điểm và phù hiệu được khắc trên Zippo. Trong chiến dịch Silver Bayonet (Dao găm bạc), Sư đoàn Kị binh số một đã ở Pleiku từ tháng Mười tới tháng Mười Một năm 1965. Chiến dịch này được biết đến như Trận chiến thung lũng Ia Drang.
Bộ phim We were soldiers (Chúng tôi từng là lính) cũng đã nhắc đến nó. Phù hiệu của Lữ đoàn 3, GARRY OWEN, và địa danh Ia Drang chỉ xuất hiện trên zippo với mã ngày từ 1966 trở đi. Một cái hộp quẹt với chữ LLDB phía trước và “BORN IN AMERICA TO DIE IN VIETNAM” (Sinh ra ở Mỹ để chết ở Việt Nam) ở mặt sau cũng là đồ giả. LLDB là viết tắt của Lực lượng Đặc biệt, Quân đội miền Nam Việt Nam. Lính Mỹ gọi họ là “những thằng bẩn bựa chết tiệt”, không ai trong số lính miền Nam đó được sinh ra ở Mỹ để chết ở Việt Nam cả.
Cụm từ VIETNAM trên một cái hộp quẹt ở Khe Sanh, Đà Nẵng, hay Kon Tum không thể giống nhau hoàn toàn được. Thợ khắc chữ lúc đấy không thể liên lạc để nói chuyện với nhau trừ khi họ cùng ở Sài Gòn. Sử dụng một mẫu khắc chung trong nhiều tỉnh là một điều không thể vì các thành phố được quân đội quản lý nhưng các con đường lại của Việt Cộng.
Chữ được khắc trên hộp quẹt sẽ giúp bạn xác định được Zippo giả hay thật. Cụm từ “I HAVE SPENT MY TIME IN HELL” (Tôi đã sống cả cuộc đời mình trong địa ngục) rất phổ biến nên đã bị sao chép khắp mọi nơi lúc bấy giờ. Có một số biến thể khác như là: “I am sure to go to heaven” (Tôi chắc chắn sẽ được lên thiên đường); “I know I am
going to heaven” (Tôi biết tôi sẽ được lên thiên đường) và “I will go to heaven” (Tôi sẽ lên thiên đường).
Bản đồ Việt Nam mà được khắc ở Nha Trang năm 1972 hay Huế năm 1968 không thể giống hoàn toàn với được khắc tại Sài Gòn năm 1966.
Cùng một phông chữ được dùng tại ba nơi khắc nhau.
Sau khi chiếm được Sài Gòn, chính quyền Miền Bắc Việt Nam đã đổi tên Hán Việt của nhiều thành phố ở đây. Bây giờ, Pleiku trở thành Plaiku, Quinhon thành Quy Nhơn, Đăk Tô thành Đắc Tô, Ban Mê Thuột thành Buôn Ma Thuột. Vì vậy hộp quẹt với một cái tên thành phố mới chắc chắn là hàng giả.
PBR FAKE ( Brown River )
Ngày nay, Zippo với chữ Brown River được khắc bằng axit được bày bán hằng ngày trên các website. Được đánh giá cao và quý hiếm, những chiếc bật lửa đó đã bị làm giả nhiều năm nay trên thị trường. Công ty Zippo đã hoàn thiện được quy trình “khắc và sơn” từ năm 1975 cho quảng cáo xe hơi. Càng ngày người ta có thể khắc các bản vẽ chi tiết nhờ vào máy vẽ truyền (vẽ lại đúng mẫu theo bất cứ tỉ lệ nào). Trong quy trình này, công ty Zippo sử dụng nhiều tác phẩm nghệ thuật, các bức vẽ. Một bức ảnh đảo ngược của hình cần khắc sẽ được in lên vỏ hộp quẹt với sơn chống axit. Hộp quẹt sau đó được nhúng vào bể axit để ăn mòn phần hình vẽ không được sơn bảo vệ. Kết quả sau đó sẽ được lần lượt mang đi tráng màu.
Những bức vẽ được sử dụng để làm phim đều thuộc sở hữu của Công ty sản xuất Zippo. Cho nên những tên làm hàng giả cần phải tự làm lại toàn bộ quy trình. Tôi đã nói chuyện với một số người bán hàng về PBR giả và nhận được các câu trả lời rất buồn cười. Họ nói rằng những đơn hàng đặc biệt được gửi tới cho các thợ thủ công bằng cách chuyển chúng trong các đơn hàng của Dịch vụ vận chuyển dành cho Quân đội và Không quân (PX và BX), và sau đó thì bị từ chối bởi vì phần khắc mòn không đủ sắc để sơn màu.Tôi đã liên lạc với một số cựu chiến binh từng làm việc ở các nơi vận chuyển hàng quân dụng PX và họ trả lời rằng: “Vì bia và nước ngọt đóng chai rất khó bị hỏng nên chúng luôn nằm đầu tiên trong danh sách các thứ cần mua ở các căn cứ nóng nực và đầy bụi bặm. Trong một ngày nhập kho, căn cứ này nhận tới hơn 5000 đô la Mỹ cho riêng đồ uống giải khát. Chỉ trong 12 giờ đồng hồ sau đó, toàn bộ số đồ uống đó đều được các đơn vị lữ đoàn mua hết. “Mục tiêu của chúng tôi là cung cấp những binh lính trong hầm hào bất cứ thứ gì họ muốn tại bất cứ lúc nào, không kể ngày đêm”. Thử tưởng tượng xem,50 cái hộp quẹt Zippo, giá bán lẻ 1,75 đô, không là gì so với đơn hàng kẹo cao su trị giá 3000 đô. Cũng ít có đơn hàng đặc biệt nhưng thỉnh thoảng cũng có một đơn vị gửi trực tiếp cho công ty Zippo một đơn 50 hoặc 100 hộp quẹt với một vài kí tự đặc biệt hay thiết kế khác lạ. Mặc dù Konwal và Penguin PBR khắc hộp quẹt, họ không làm bằng phương pháp ăn mòn kim loại với axit, mà dùng máy vẽ truyền và phần ảnh đảo ngược được dán keo thay vì dùng axit ăn mòn. Chắc chắn là hình vẽ một chiếc thuyền của PBR thì khắc với một chiếc thuyền của Zippo.
Tôi đã thấy nhiều zippo của PBR với mặt trước có chữ River Division 554 (Sư đoàn 554) và mặt sau có chữ River Section 511 (Sư đoàn 511 trong khi Sư đoàn 511 đã đóng ở Cần Thơ, gần sông Hậu (ở đồng bằng Mê Kông) còn Sư đoàn 554 thì ở tận ngoài Đà Nẵng. Ray, một thuyền viên của PBR 523, kể cho tôi rằng:
Họ cũng không quan tâm lắm về các đơn hàng đặc biệt. Trong hai chuyến đi của tôi, tôi chưa từng gặp một đơn hàng đặc biệt nào được gửi về địa phương. Hộp quẹt được phân phát đi qua các lượt vận chuyển quân dụng với số lượng nhỏ và được bán đi nhanh chóng. Tôi cũng có mua ba cái zippo khi tôi còn ở đất nước đó. PX được để ở các tàu vận tải hạng nặng được neo ở những con sông lớn, nơi mà binh lính có thể lấy vài cái hộp quẹt và mang đến các thợ địa phương để khắc. Ai cũng có thể lấy được một vài cái vào thời điểm đó.
Một cái “Brown Water Navy” rất hiếm (của Đội tuần tra Mê Kông) từ năm 1967. Cái bên trái là hàng sao chép.
Hình ảnh của Costel Division Eleven (Sư đoàn Cánh Mười Một). Bên trái là hàng giả (bạn hãy để ý chữ NUMBER thay vì NUMBAH)
Sư đoàn River 511, bên trái là bản sao chép. Hãy để ý rằng ở cái thật, phần băng rôn chữ rộng hơn phía trên chiếc thuyền.
ZIPPO NHÁI
Bật lửa được kể đến trong mục này rất dễ để phân biệt vì logo của Zippo ở đáy và phần ruột được khắc thay vì in. Tuy nhiên một số loại vẫn được in mã ngày nhưng với logo zippo khá giống mẫu in nhà máy năm 1969 với dấu bản quyền ® lớn hơn và tròn hơn. Hãy nhìn kỹ hơn với những vết xước (với một cái kính lúp). Nhiều cái zippo đã bị cố tình chà nhám để nhìn cổ hơn. Bởi vì nhìn càng cổ, thì giá của nó sẽ càng cao. Cẩn thận nhầm lẫn với vẻ ngoài cũ kĩ được tạo nên với giấy nhám. Cái hình nền được khắc trên vỏ hộp quẹt cũng giúp bạn phát hiện được hàng giả. Chắc chắn là không có ảnh hoạt hình Mickey nào được khắc lên zippo trong thời chiến cả. Chỉ có hoạt hình cậu bé Charles
Shultz, chú chó Snoopy với nhà của nó, và bé Charlie Brown được khắc mà thôi. Bộ phim hoạt họa The Peanuts đã xuất hiện trên báo Stars & Stripes (Sao và sọc) và The Times of Viet Nam (Thời đại Việt Nam). Hãy nhớ cách đầu tiên để phân biệt hàng giả là kiểm tra ngày in dưới đáy của zippo. Những kẻ làm hàng giả biết tất cả về lịch sử zippo hãng GI vì bọn chúng đã cần nó để sao chép cho đúng. Câu chữ hay bài thơ được khắc lên những cái hộp quẹt giả đều đúng. Địa điểm, ngày tháng, chiến dịch hay kể cả tên binh lính cũng đúng nốt.
Bật lửa Tàu được bán ở Sài Gòn
HƯỚNG DẪN PHÂN BIỆT HÀNG THẬT GIẢ
Nếu phần khắc có màu mực đen nâu bóng thì hãy cẩn thận ! Phải nhớ là không có thợ khắc nào lại tráng màu ngay sau khi khắc như vậy, trừ khi là những cái mới toanh, ở trong hộp, được gửi cho gia đình như một món quà. Khí hậu ẩm ướt sẽ ăn mòn phần màu được tráng.
Đây là một ví dụ cụ thể. Phần đồng đã ngả màu hơn trở thành nâu xỉn. Một cái mới thì sẽ có màu vàng hơi chói hoặc được tô đen với mực Tàu.
Nếu có vết xước nào trên vỏ hộp quẹt, các vết đó cũng sẽ xước đè lên phần được khắc (cần soi kỹ với một ống kính lên zoom 10 lần)
Thị trường lại có xu hướng tìm kiếm những cái hộp quẹt nhìn cổ cổ. Nắm được điều này, nhiều tên làm hàng giả đã dùng giấy nhám chà mòn các mặt của hộp quẹt. Nếu toàn bộ các mặt đều bị mòn một cách đáng nghi, đây có thể là đồ lởm. Bạn nên chú trọng hơn vào chính cái zippo hơn là các viết xước hay chà nhám như vậy. Một cách khác nữa để zippo nhìn cổ cổ để đánh lừa người mua chính là đốt bằng đèn hàn. Làm như vậy sẽ dẫn đến việc cô đọng đồng đỏ ở bề mặt. Để mạ được crôm lên đồng thau thì cần phải mạ đồng đỏ lên đồng thau trước khi muốn mạ crôm. Có nhiều zippo chính cống được tìm thấy trong tình trạng bị đốt cháy hoàn toàn trong các đống tro tàn của các căn cứ quân sự cũ, nhưng phần bông và tấm chắn xăng trong ruột zippo cũng bị đốt cháy theo. Có thể phần ruột đã bị thay đổi nên hãy cận thận với loại hộp quẹt này.
Zippo được cố tình đốt để nâng cao giá trị của nó.
Ngày được khắc trên nắp hộp quẹt theo huy hiệu của đơn vị là một cách thông minh để xác định hàng giả hay thật ở loại này.
Gần đây vài người xin tôi lời khuyên về hộp quẹt Chu Lai số 196, năm 65-66 của công ty Zippo Inf Bde. Phiên bản 196 này đầu tiên được chuyển tới Việt Nam vào tỉnh Tây Ninh (26 tháng Tám năm 1966). Đến tháng Tư năm 1967, lữ đoàn chuyển tới Chu Lai cho tới tháng Mười năm 67 và tới Tam Kỳ, Phong Điền, Hội An trước khi quay trở lại Chu Lai từ tháng Bảy năm 68 tới tháng Ba năm 71. Vào tháng Tư năm 71, lữ đoàn được tập trung tại Đà Nẵng cho tới khi rời đi vào 29 tháng Sáu năm 72. Phần lớn thời gian lữ đoàn tập trung là ở Chu Lai, cho nên các thợ khắc người Việt đã ghi nhớ cái địa điểm này trong đầu họ và tất nhiên là họ gắn số 196 với Chu Lai.
Tuy nhiên địa điểm đúng phải được khắc chính là Tây Ninh, sẽ nằm ở trên góc của nắp hộp quẹt. Khi tôi nói rằng hộp quẹt đó chỉ vừa mới được khắc thêm, chủ của nó đã nổi cơn tam bành.
Dù sao thì, một cái hộp quẹt khác, là bản thứ 198 đã làm tôi chú ý. Thời gian được khắc là năm 72-73 và địa điểm Quảng Trị khá hấp dẫn. Các hộp quẹt bản số 198 đã ở Chu Lai và hầu hết chúng được đưa khỏi Việt Nam vào tháng Mười Một, 1971.
Tôi phải xem xét kỹ tất cả thành phần của toàn bộ lữ đoàn để chắc chắn rằng không bỏ sót tiểu đoàn hay đơn vị nào, nhưng mọi đơn vị đã rời khỏi Việt Nam từ giữa tháng Năm tới tháng Mười Một 1971.
Khoảng năm 72-73, đồn Quảng Trị là cái thứ 3 Sư đoàn Bộ binh của Lục quân Việt Nam Cộng hòa. Từ khi tôi nghiên cứu và phải đưa ra lời khuyên cho mọi người về Zippo, mỗi lần tôi nghi ngờ một điều gì đó thì có nghĩa là phần khắc của hộp quẹt đó đã được khắc thêm sau này, chứ không phải hàng thật 100%.
Bộ binh Khe Sanh thứ 25 năm 65-66 (đã đến vào ngày 28 tháng Ba, 1966, BDE thứ 3 đã đến vào tháng Mười Hai, năm 65 ở Pleiku)
Thủy quân Lục chiến lần thứ nhất, năm 64-65 ở Vĩnh Long (đồng bằng Mê Kông)
Sư đoàn Bộ binh số 9 ở Tây Ninh, năm 67-68
Sư đoàn Bộ binh thứ 4, năm 64-65 ở Pleiku (đã đến vào 26 tháng Chín 1966)
Không quân số 173 ở Dak To, năm 72-73 (rời đi vào ngày 25 tháng Tám, 1971)
Không quân số 101 ở Vĩnh Long, năm 68-69 (Chỉ có Tiểu đoàn số 7 và Kỵ binh số 1 ở Vĩnh Long trong thời gian này)
Tiểu đoàn số 5 và Bộ binh số 46, Củ Chi năm 69-70 (trong năm 69-70 ở Chu Lai với Sư đoàn Bộ binh số 23.
Không quân Khe Sanh 64-65 lần 82 (đến vào ngày 18 tháng Hai 1968 ở Chu Lai)
CÁC CƠ SỞ KHẮC TẠI VIỆT NAM NGÀY NAY
Khi tôi còn đang thực hiện chuyến đi thứ hai ở Việt Nam một vài năm trước, tôi đã mua một mẫu nhái theo zippo có hình một con đại bàng há miệng phiên bản 101 .Tôi mua nó từ một cửa tiệm mà có tất cả mọi loại mẫu mã và yêu cầu thợ khắc lên nó một tấm bản đồ Việt Nam và ở mặt sau “WHEN I DIE I KNOW I AM GOING…..” (Khi tôi chết, tôi biết rằng mình sẽ lên…). Chỉ tốn khoảng 2 Đô Mỹ để khắc như vậy.
Cái zippo dùng hàng ngày của tôi, mộc đáy Zippo E-01
Tôi đã mua 5 cái Zippo với mã ngày trên vỏ khớp với phần ruột, ngày đó với giá 15 Đô Mỹ cho mỗi cái. Tôi đã ở lại Sài Gòn 10 ngày, và mỗi đêm sau khi dạo, tôi gặp cô bán trà và tán dóc về mọi thứ. Tôi đã nói cho cô ấy về niềm yêu thích sưu tầm Zippo cổ của tôi và còn cho cô ấy một cuốn sách về Zippo. Cô ấy cũng giới thiệu cho tôi một cửa hàng nơi mà những người Việt trẻ khắc các bản copy để bán cho khách du lịch. Tôi đã thấy rất nhiều cái Zippo đơn giản thuần túy từ thời chiến tranh trong tình trạng mới cứng với phần hộp chính gốc. Tôi cũng đã thấy nhiều Zippo cũ với phần khắc cũ và được người Việt khắc thêm chữ VIET NAM vào nắp, phần ngày tháng cũng khớp với mã ngày tháng sản xuất của nó. Tôi đã hỏi cô ấy rằng tôi có thể mua Zippo từ thời chiến ở đâu. Cổ trả lời rằng: “Bob này, tất cả đều là từ thời chiến, chỉ có các dấu khắc là mới thôi. Một cái Zippo thật với chữ khắc cũ có giá khoảng 60 Mỹ kim và tất nhiên là không có khách du lịch nào muốn mua với giá đó ngoại trừ các cựu chiến binh Mỹ. Các ông ấy đang tìm kiếm cái hộp quẹt mà mình đã mua ở phòng trà, hay bị mất khi say bí tỉ đến mức nằm ngủ trên bàn hoặc bị rơi mất trong chiến trận.”
Một chiếc Zippo từ bộ sưu tập riêng của cô Hoa Hậu.
Cô ấy xách chiếc honda và chở tôi tới nhà cổ. Tôi đã gặp tất cả thành viên trong gia đình và trò chuyện với mẹ cô ấy về nước Pháp. Bà đã cho tôi xem bộ sưu tập riêng của mình. Có một vài con Barcroft với hình khắc của PBR và nhiều Zippo có bản đồ Đông Dương trong một vòng tròn với tên của tàu USS cùng với miền Nam Việt Nam. Lúc đó tôi đã mua 2 con có hình chú chó Snoopy không có tráng màu lên phần khắc, và cũng không có chữ VIET NAM ở trên nắp. Cửa hàng của cổ nằm ở đường Đồng Khởi, quận 1. Đồng Khởi là tên mới của đường Catinat trong thời Pháp thuộc và của đường Tự Do từ 1964 đến 1975. Con đường này kéo dài từ nhà thờ chánh tòa tới sông Sài Gòn. Khách sạn của tôi lúc đấy nằm sát góc cửa hàng cô ấy……..
Toàn bài viết này được Batluario.vn lược dịch từ trích dẫn của tác giả bao gồm Bức thư của một nhân chứng đầy đam mê nghiên cứu lịch sử Zippo tại Việt Nam kể lại . Chúng tôi hy vọng nhận được ý kiến đóng góp của tất cả các Anh Em đam mê Zippo trên toàn quốc để có thể hoàn thiện bài viết này một cách đầy đủ hơn. Xin chân thành cảm ơn !
LƯỢC DỊCH VÀ VIẾT BÀI : BATLUARIO.VN
( Vui lòng ghi rõ nguồn khi TRÍCH DẪN hoặc COPPY nhé )
Trên TiKI đã có dịch vụ Giao xăng zippo toàn quốc, Ship xăng Hồ Chí Minh 2 giờ tại:
https://shorten.asia/BwPjnUyx