ZIPPO XƯA 1984 – SAUDI ARABIA
- MÁY TRONG TÌNH TRẠNG MỚI NGUYÊN HỘP
- SẢN XUẤT NĂM 1984
- RUỘT 1983
- CHẤT LIỆU ĐỒNG MẠ CHROME
- HỌA TIẾT ĂN MÒN PHỦ SƠN – LẢNH THỔ Ả RẬP
1.550.000₫
Ả Rập Saudi hay Ả-rập Xê-út, tên chính thức là Vương quốc Ả Rập Saudi (tiếng Ả Rập: المملكة العربية السعودية al-Mamlakah al-‘Arabiyyah as-Su‘ūdiyyah, ) là một quốc gia có chủ quyền tại Tây Á, chiếm phần lớn bán đảo Ả Rập. Quốc gia này có diện tích đất liền khoảng 2.150.000 km², là quốc gia rộng lớn thứ năm tại châu Á và rộng lớn thứ nhì trong thế giới Ả Rập sau Algérie. Ả Rập Saudi có biên giới với Jordan và Iraq về phía bắc, Kuwait về phía đông bắc, Qatar, Bahrain, và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất về phía đông, Oman về phía đông nam, và Yemen về phía nam. Ả Rập Saudi tách biệt với Israel và Ai Cập qua vịnh Aqaba. Đây là quốc gia duy nhất có cả bờ biển ven biển Đỏ cùng vịnh Ba Tư, và hầu hết địa hình là các hoang mạc khô hạn hoặc địa mạo cằn cỗi.
Lãnh thổ Ả Rập Saudi ngày nay khi xưa là bốn khu vực riêng biệt: Hejaz, Najd, bộ phận của Đông Ả Rập (Al-Ahsa) và Nam Ả Rập (‘Asir).[5]Vương quốc Ả Rập Saudi được Ibn Saud thành lập vào năm 1932, “Saudi” bắt nguồn từ hoàng tộc Saud, thể hiện quan điểm quốc gia là tài sản cá nhân của hoàng tộc.[6][7] Ibn Saud thống nhất bốn khu vực thành một quốc gia duy nhất thông qua một loạt cuộc chinh phạt bắt đầu từ năm 1902. Ả Rập Saudi từ đó là một quốc gia quân chủ chuyên chế, thực chất là một chế độ độc tài thế tập do các dòng Hồi giáo cai trị.[8][9] Phong trào tôn giáo Wahhabi cực bảo thủ thuộc phái Hồi giáo Sunni được gọi là “đặc điểm nổi bật của văn hóa Ả Rập Saudi”, được truyền bá toàn cầu phần lớn nhờ tài trợ từ mậu dịch dầu khí.[8][9] Ả Rập Saudi đôi khi được gọi là “Vùng đất Hai Thánh đường” để ám chỉ Al-Masjid al-Haram (tại Mecca), và Al-Masjid an-Nabawi (tại Medina), hai địa điểm linh thiêng nhất trong Hồi giáo. Ả Rập Saudi có tổng dân số là 28,7 triệu, trong đó 20 triệu người là công dân Ả Rập Saudi và 8 triệu người là ngoại kiều.[10] Ngôn ngữ chính thức quốc gia là tiếng Ả Rập.
Dầu mỏ được phát hiện vào ngày 3 tháng 3 năm 1938, sau đó có một số phát hiện khác tại Tỉnh Đông.[11] Ả Rập Saudi từ đó trở thành quốc gia sản xuất và xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới, có trữ lượng dầu lớn thứ nhì và trữ lượng khí đốt lớn thứ sáu thế giới.[12] Quốc gia này đượcNgân hàng Thế giới phân loại là nền kinh tế thu nhập cao với chỉ số phát triển con người ở mức cao,[13] và là quốc gia Ả Rập duy nhất trongG-20.[14] Tuy nhiên, kinh tế Ả Rập Saudi kém đa dạng nhất trong Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh, không có bất kỳ dịch vụ hay lĩnh vực sản xuất nào đáng kể (ngoài khai thác tài nguyên).[15] Quốc gia này bị chỉ trích vì cách thức đối xử với nữ giới và sử dụng hình phạt tử hình.[16] Ả Rập Saudi là quốc gia chi tiêu quân sự nhiều thứ tư trên thế giới,[17][18] và trong giai đoạn 2010–14, SIPRI nhận thấy Ả Rập Saudi là quốc gia nhập khẩu vũ khí lớn thứ nhì trên thế giới.[19] Ả Rập Saudi được nhìn nhận là một cường quốc khu vực và cường quốc bậc trung.[20] Ngoài Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh, quốc gia này còn là một thành viên tích cực trong Tổ chức Hợp tác Hồi giáo và Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa.
Hết hàng